10 Nguyên tắc vàng để có được một TVC quảng cáo hay (Phần 1)

10 Nguyên tắc vàng để có được một TVC quảng cáo hay (Phần 1)

1. Quảng cáo tập trung vào một ý tưởng lớn

Hai nhãn hàng nước cam nổi tiếng của 2 "ông lớn" Pepsi và Coca-Cola trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và cả hai đều tập trung vào ý tưởng lớn nhất mà họ hướng tới chính là nhấn mạnh tép cam để người tiêu dùng thấy được lợi ích bổ dưỡng từ nước cam ép thực sự mà sự hiện diện của những tép cam tươi minh chứng sống động nhất mà họ thất được. Tuy nhiên, có thể thấy cách thể hiện trong quảng cáo của Twister hấp dẫn hơn hẳn với những hình ảnh của các chàng trai, cô gái dùng ống hút lớn cùng nhau hút các tép cam nằm dưới đáy chai. Splash bước vào đầu năm 2009 đã cố gắng lôi kéo người tiêu dùng ra khỏi sự trung thành với Twister bằng chiến dịch truyền thông rầm rộ của mình “Không phải tép cam nào cũng như nhau” với sự bảo chứng của nghệ sĩ Thành Lộc nhưng dường như chẳng thể nào đánh bại vị trí số 1 của Twister. Nhưng Coca-Cola và Minute Maid quyết tâm không bỏ cuộc trở lại với sự sự xuất hiện của nhãn hàng Teppy mà ngay cái tên cũng làm người tiêu dùng phải liên tưởng đến lợi ích của nhãn hàng. Có lẽ yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn, và bất ngờ nhất đó nằm ở ý tưởng quảng cáo “Tép cam của tôi đâu rồi?” đầy tính dí dỏm chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Trong khi đó, quảng cáo của Twister vẫn theo lối mòn cũ của “Sức sống từ tép cam tươi”.

Kết luận: đơn giản chính là nằm ở việc lên ý tưởng quảng cáo tập trung vào một ý tưởng lớn duy nhất và luôn luôn sáng tạo nó mới hơn.

2. Quảng cáo hứa hẹn những điểm khác biệt của nhãn hàng so với đối thủ cạnh tranh


Quảng cáo phải truyền thông đên được nhiều hơn ích. Nhưng nó phải phân biệt được lợi ích đó ra khỏi lợi ích mà đối thủ cạnh tranh đã hứa hẹn. Khẳng định sự độc nhất có thể nằm trong đặc tính vật lý của chính nhãn hàng (thí dụ như công thức sản phẩm) hoặc trong một giá trị nào khác liên kết mật thiết với nhãn hàng, mà đối thủ cạnh tranh không có được. 

Cho dù lợi ích có độc đáo hay không thì ít nhất cách mô tả "lợi ích" sản phẩm phải đạt được sự độc nhất.

3. Quảng cáo lôi cuốn giới tiêu dùng mục tiêu

Quảng cáo không chỉ để khẳng định thương hiệu mà còn phải gây được ấn tượng ngay tức thì trong tâm trí khách hàng, khơi dậy sự quan tâm, nắm giữ và đào sâu mối quan tâm đó của họ. Nó moi ra sự đáp trả cảm xúc ưa thích bằng cách lôi kéo mối quan tâm của cá nhân người tiêu dùng, liên quan đến một như cầu hay một vấn đề được biết rõ và hứa hẹn sự thỏa mãn nhu cầu đó hoặc giải pháp cho vấn đề đó.

4. Quảng cáo thiết lập/phát triển mối quan hệ với người tiêu dùng

Mối quan hệ phải được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau. Tình huống được bày ra, phong cách thể hiện, nhân vật được mô tả, ngôn ngữ và giọng điệu phải được sử dụng… tất cả đều phải bộc lộ được sự thấu hiểu, và cả sự đồng cảm của nhãn hàng với giới tiêu dùng mục tiêu. 

5. Quảng cáo đáng tin cậy – có vẻ trung thực

Những câu tuyên bố, các hình ảnh minh họa không được gây hiểu lầm. Chúng phải được người tiêu dùng hoàn toàn chấp thuận. Mặc dù cách trình bày có thể mang tính hài hước hoặc cường điệu, nhưng lợi ích cơ bản của nhãn hàng phải luôn được người tiêu dùng cảm thấy có thể đạt được.

Làm TVC quảng cáo hiệu quả - tại sao không?

TVC quảng cáo ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc phát huy thế mạnh và đẩy mạnh thương hiệu là rất cần thiết. Không chỉ bởi khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng nhất mà TVC quảng cáo còn có mức chi phí “dễ chịu” hơn rất nhiều so với tiếp thị bằng các loại hình quảng cáo khác. 


Quảng cáo trực tuyến hiệu quả, tại sao không?





Ai sẽ là người dẫn dắt?


Nhân sự làm tiếp thị trực tuyến xuất phát từ hai nguồn: từ những người chuyên ngành tiếp thị hoặc chuyên ngành công nghệ thông tin. Nếu là những người thuộc ngày quảng cáo thì rào cản lớn nhất của họ chính là mặt kỹ thuật. Những người chuyên ngành công nghệ thông tin lại rất giỏi sử dụng các công cụ như SEO, Google AdWords, Google Analytics... cũng gặp không ít khó khăn mà một người chuyên ngành này cần phải học hỏi nhiều mới có thể thành công.

Tuy nhiên, “dân marketing” khá vững vàng trong việc tạo lập chiến lược quảng cáo, định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu, đưa mục tiêu xây dựng hình thương hiệu thế nào, hướng tới đối tượng khách hàng khách hàng tiềm năng nào sẽ là thích hợp, ở đâu… Ngược lại, “dân IT” dù rất thuần thục trong việc sử dụng những công cụ quảng cáo trực tuyến nhưng lại không có đủ kiến thức, kinh nghiệm về tiếp thị.


Quảng cáo hiển thị hay công cụ tìm kiếm?


Tại Việt Nam, các chuyên gia quảng cáo trực tuyến ước tính tỷ lệ quảng cáo hiển thị (display ads với banner là công cụ phổ biến nhất) ở Việt Nam lên tới hơn 80% trong tổng ngân sách tiếp thị trực tuyến, còn thông qua công cụ tìm kiếm thì mới chiếm khoảng 15%. 

Ông Hidetake Hanji, Trưởng đại diện CyberAgent Inc. tại Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm về tiếp thị trực tuyến ở thị trường Nhật Bản: Với ngân sách khoảng 10 tỷ USD dùng trong tiếp thị trực tuyến thì khoảng 40% được dành cho “display ad” (quảng cáo hiển thị, ví dụ như banner), khoảng 30% cho công cụ tìm kiếm và khoảng 20% là quảng cáo trên điện thoại di động. Gần đây, xu hướng sử dụng tiếp thị trực tuyến trên điện thoại thông minh cũng đang thịnh hành ở Nhật Bản.

Tự làm hay thuê ngoài?

Một số chương trình đào tạo chuyên ngành quảng cáo hướng đến đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vì ngân sách khiêm tốn. Tuy nhiên, quá nhiều nhân sự đi học tiếp thị trực tuyến không đồng nghĩa với việc họ có thể tự làm mà mang lại kết quả cao như mong muốn. Việc học này chỉ giúp họ có thêm hiểu biết nhất định về những điểm mạnh, cũng như điểm yếu của công cụ, phương pháp thực hiện cơ bản, và cách chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ như thế nào cho hợp lý... mà thôi.

Trên thực tế, việc chọn đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện các chiến lược marketing không đơn giản nếu người chọn - doanh nghiệp không có hiểu biết và kinh nghiệm về nó.

Hợp tác quảng cáo, tại sao không?

Hợp tác quảng cáo được coi là một giải pháp kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trẻ trong việc duy trì và phát triển kinh doanh của mình. Với nguồn ngân sách tiếp thị hạn hẹp thì việc hợp tác quảng cáo có thể giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận gần hơn với đối tượng khách hàng. 
Hợp tác quảng cáo bao gồm 2 loại chính bao gồm: Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà phân phối hay đại lý bán lẻ trong việc quảng bá sản phẩm của nhà sản xuất; Hợp tác giữa các nhà sản xuất có sản phẩm tương đồng để quảng bá đến một đối tượng khách hàng nhất định, thay vì tách rời nhau.
Nếu mỗi bên chia sẻ 50% chi phí quảng cáo thì cả 2 doanh nghiệp đều có lợi, có thể làm được nhiều điều hơn để giúp quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Việc xác định chi phí chia sẻ tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể là 50%-50% hay một tỉ lệ khác tùy theo lợi ích của mỗi bên nhận được.
Hợp tác và chia sẻ chi phí quảng cáo phần nào giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng quảng cáo cũng như gia tăng tần suất quảng cáo nhiều hơn, thay vì một mình một chiến tuyến. Việc gia tăng chất lượng quảng cáo khi nhà sản xuất có nhiều ngân sách hơn để chi phí cho sáng tạo, thiết kế lên ý tưởng. Việc gia tăng tần suất hay độ rộng của quảng cáo qua việc lựa chọn những kênh quảng cáo hiệu quả hơn ví dụ như truyền hình, báo chí… mà trước đây với nguồn ngân sách hạn hẹp thì doanh nghiệp không thể “mơ” đến được.
Hợp tác quảng cáo có thể thực hiện qua nhiều loại hình, kênh quảng cáo khác nhau từ chi phí thấp như tờ rơi, catalog, cho tới tặng sản phẩm tiếp thị đến các loại hình quảng cáo chi phí cao như truyền hình, báo chí, radio, quảng cáo ngoài trời, triển lãm, sự kiện,… 
Mặc dù đây là một hình thức đôi bên cùng có lợi, tuy nhiên khi sử dụng thì cũng có những ưu nhược điểm mà doanh nghiệp cần cân nhắc.
Ưu điểm:
- Giảm được chi phí quảng cáo, đồng thời gia tăng được độ rộng và tần suất của quảng cáo.
- Có thể sử dụng tiền hợp tác để hoàn thiện các thiết kế và ý tưởng quảng cáo mới hay chọn chất liệu sản xuất quảng cáo tốt hơn (giấy tốt hơn, in màu thay vì in trắng đen…) => gia tăng hiệu quả truyền thông quảng cáo.
- Có thể chọn được cùng một lúc nhiều kênh quảng cáo qua nguồn ngân sách được tăng thêm này.
Nhược điểm
- Có thể có những bất đồng trong quá trình nhà sản xuất, vì bên nào cũng chỉ muốn quảng bá sản phẩm của mình.
- Bất đồng có thể xảy ra khi nhà sản xuất và nhà bán lẻ không thống nhất thời điểm quảng cáo (vd: nhà sản xuất muốn quảng cáo đầu tuần trong khi nhà bán phân phối thì lại chọn thời điểm cuối tuần chẳng hạn…).
- Một điểm hạn chế nữa chính là cả 2 bên có thể sẽ tranh cãi về việc thiết kế và bố trí quảng cáo. Về khía cạnh nhà sản xuất thì họ quan tâm đến kiểm soát hình ảnh thương hiệu, thiết kế thương hiệu sao cho nhất quán. Với nhà phân phối thì thường không quan tâm hay không biết quy luật thiết kế của nhà sản xuất nên việc thiết kế có thể tốn nhiều thời gian chỉnh sửa.
- Một hạn chế nữa chính là nhà phân phối hay bán lẻ sẽ phải ứng tiền ra trước để quảng cáo và sau đó họ mới được nhận lại tiền từ nhà sản xuất. Với điều khoản này thường làm nản lòng các nhà phân phối và đôi khi có những chuyện không minh bạch trong việc tính toán chi phí (ví dụ nhà phân phối chỉ in 1.000 tờ rơi, tuy nhiên có thể khai là 10.000 tờ rơi => chi phí nhà sản xuất phải chia sẽ tăng lên).
Mặc dù có nhiều nhược điểm trong việc hợp tác quảng cáo, tuy nhiên với ưu điểm vượt trội về giảm thiểu chi phí quảng cáo nên hình thức này cũng đang được áp dụng rộng rãi. Với tình hình kinh tế suy thoái và ngân sách tiếp thị hạn hẹp của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hợp tác quảng cáo có thể được xem là một lại hình nên lựa chọn tại thời điểm này.

Quảng cáo Coca Cola đầy sáng tạo

Sự xuất hiện của những đoạn quảng cáo Coca Cola đầy sáng tạo đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên thế giới. Có thể khẳng định rằng Coca-Cola là một trong những câu chuyện thành công "thương hiệu điển hình nhất" trong lịch sử xây dựng thương hiệu hàng đầu thế giới. "Ông hoàng" nước ngọt Coca-Cola tính đến thời điểm này đã có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô la. 

Gần như tất cả những gì mang tính "bí quyết" thành công đều nằm trong tay tập đoàn Coca-Cola đã và đang thực hiện bắt nguồn từ ý tưởng của những nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler. Nơi mà cách đây trên 100 năm Asa Griggs Candler đã tự mình làm xưởng sản xuất ngày nay là quảng trường Coca-Cola nổi tiếng của thành phố Atlanta. Asa Candler vô cùng sung sướng khi phát hiện và đăng ký thương hiệu Coca-Cola. Thế nhưng các chuyên gia marketing còn khẳng định ông là một trong những chuyên gia bậc thầy về quảng cáo, marketing và ý tưởng xây dựng thương hiệu. Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề có sự thay đổi nào từ hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là cách mà họ hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu nước ngọt nổi tiếng.
Asa Candler không tiếc tiền đầu tư cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, dòng sản phẩm nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của nước Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một ly nước giải khát. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có.
Bắt đầu từ số không của một thứ nước giải khát đặc biệt chưa bao giờ có trước đó, ông chủ Asa Candler đã như có phép thần khi biến Coca - Cola trở thành thứ nước giải khát “quốc hồn, quốc tuý” của người Mỹ. Nếu như trong năm đầu tiên, Candler chỉ bán được trên 30.000 lít Coca-Cola thì chưa đến 30 năm sau cả tập đoàn đã tiêu thụ được trên 70 triệu lít.
Dưới đây là các mẫu quảng cáo Coca Cola đầy sáng tạo để các bạn tham khảo:


TH True Milk: Sữa sạch hay do slogan quảng cáo?

Ngay khi vừa xuất hiện, quảng cáo “sữa sạch” của TH True Milk lập tức gây được sự chú ý của rất nhiều người tiêu dùng Việt - nhất là trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi môi trường bị ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, và vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu thì cùng thời điểm này TH True Milk tung ra sản phẩm khẳng định vị thế của mình. Lúc này khiến không ít người hoài nghi cho rằng đó có phải "chiêu trò" hay không? Và liệu sữa TH True Milk thực sự có đạt chất lượng tuyệt vời như quảng cáo không hay chỉ là một chiêu PR khiến khách hàng nhầm lẫn mà tin tưởng?
TH True Milk “sạch” còn sữa khác thì không?
Sự việc dấy lên vào cuối tháng 7/2011 khi Hiệp hội Sữa chính thức gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ "sạch" trong thông điệp quảng cáo sữa của mình “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk.
Không ít doanh nghiệp cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực sữa cũng phải lên tiếng phản đối cách quảng cáo này bởi dù ít, dù nhiều, quảng cáo của TH True Milk “sữa sạch” đã phần nào khiến doanh nghiệp họ bị nghi ngờ, gây hiểu nhầm, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của họ.
Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn trong ngành sữa chia sẻ, khi mới xem quảng cáo của TH True Milk, nhiều người đã “nóng gáy”: Đặt ra câu hỏi: “Trên thị trường có mỗi một ông quảng cáo mình là sữa sạch thôi thì các ông khác sẽ như thế nào? Tôi cho rằng, việc này rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng”.


Trên các diễn đàn online, nhiều độc giả cũng đưa ra ý kiến: “Theo tôi quy trình làm sữa thì công ty nào cũng bao gồm chừng ấy bước, quảng cáo “sạch” là để đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Đó là một cách quảng cáo, một “chiêu” dụ dỗ người xem “nhẹ dạ, cả tin”, không hiểu biết và không có lập trường mà thôi!”.


Chỉ là câu slogan quảng cáo?


Trước nội dung quảng cáo bị “nổ” và dễ gây ngộ nhận cho người tiêu dùng, trên báo Nông nghiệp VN đăng tin trả lời công văn của Bộ Y tế. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP) khẳng định rằng: Đây “chỉ là quảng cáo mang tính thương hiệu” nên không có cơ sở kết luận nội dung quảng cáo có hàm ý "xấu" với các sản phẩm sữa khác không sạch. 


Đại diện cơ quan này còn bổ sung thêm ví dụ, nếu một người nào đó đặt tên cho con mình tên Hùng Dũng thì cũng không thể gây ngộ nhận hay hàm ý rằng rằng con của những người khác là hèn nhát phải không. Thậm chí, một đại diện của Cục này còn đưa thông tin rằng nếu như Công ty TH có đặt tên sản phẩm True Milk của họ là “Sữa sạch” thì cũng không hề vi phạm quy định nào trong quy định kinh doanh hay pháp luật.
Hiện nay, Cục ATVSTP chưa đưa ra quy chuẩn chung nào cho việc khẳng định “sữa sạch” nhưng theo một nhà kinh doanh trong lĩnh vực maketing, quảng cáo cho rằng: Đối với True Milk, sữa của họ có nên được từ “những tinh túy thiên nhiên” vậy với họ đó là “sạch”.

“Các doanh nghiệp cùng ngành khác như Vinamilk cũng có thể sử dụng từ “sạch” nếu thích, chẳng ai cấm, như Coca Cola và Pepsi là hai ví dụ. Pepsi ra đời và dùng slogan “The next generation”, nghĩa là thế hệ kế tiếp, điều này phần nào ám chỉ Coca Cola đã lỗi thời. sau đó Coca Cola dùng slogan mới khẳng định vị thế của mình là “The true cola”, nghĩa là Cola đích thực, dụng ý chỉ đây mới là hàng thật. Vậy không lẽ họ vi phạm?
Thêm vào đó, để minh chứng cho quảng cáo sữa TH True Milk “không có gì đáng phải bàn cãi”, theo Cục VSATTP: Tất cả các sản phẩm thực phẩm nói chung, hay sữa nói riêng đều phải trải qua khâu kiểm định và đã được cơ quan Y tế cấp giấy “Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” và nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm của mình sản xuất ra đúng như chất lượng đã công bố đều bảo đảm an toàn. Do đó, nếu họ nó là sữa của họ là “sữa sạch” thì cũng không có gì là sai. Tuy nhiên, vị này tiết lộ, quảng cáo của Công ty TH True Milk đã gây phản ứng trong cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất sữa.


Về phía người tiêu dùng, không ít bạn đọc cũng chia sẻ: Việc quảng cáo tung hô “sữa sạch” hay ‘không sạch” không ảnh hưởng quá nhiều tới họ, nhưng trong thâm tâm, người mua mong muốn biết được sự thật: Đằng sau hai chữ “sữa sạch" có thực sự là “sạch” không?

" Để tin tưởng vào thương hiệu của sản phẩm, chúng tôi cần biết chất lượng thực của sữa TH True Milk chứ không chỉ dừng lại ở quảng cáo, hay nói như giải thích từ phía công ty TH thì đó chỉ là một slogan", chị Vũ Thị Thủy - khách hàng cư ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết.


Trong khi đó, Công ty TH lại không đưa ra bình luận gì thêm về vụ tranh cãi xung quanh clip quảng cáo về sữa sạch TH True Milk mà chỉ khẳng định: Đơn vị của họ tuân thủ các quy định của luật pháp và sẽ chấp hành các quyết định của cơ quan quản lý.

Quảng cáo 3D: chiếm lĩnh thị trường quảng cáo

Quảng cáo 3D dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường quảng cáo tại Việt Nam nhưng đã tạo ra một làn sóng phản ứng tích cực vô cùng mạnh mẽ - đây được xem là tín hiệu khả quan cho thị trường quảng cáo Việt Nam.

Ở các nước Châu Âu quảng cáo 3D không còn xa lạ, tại khách sạn Roosevelt ở Los Angeles, Mỹ cứ vào khoảng 9h tối người dân được chứng kiến cảnh một chiếc ôtô Lexus không biết từ đâu xuất hiện, nhảy lên tường khách sạn và bắt đầu chạy băng băng như trên mặt đất. Khiến từng mảng tường đổ vụn dưới bánh xe... Đây là một trong những đoạn quảng cáo 3D gây được khá nhiều sự chú ý. Hay vào một buổi chiều mưa, Trung tâm Thương mại Nowzone (Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM) nhộn nhịp người ra vào, bán buôn. Rất đông người tụ tập trước một chiếc máy kỳ lạ để chơi một loại trò chơi tương tác thú vị. Đó mới chỉ là 2 trong rất nhiều những mẫu quảng cáo ứng dụng công nghệ quảng cáo 3D mà các hãng lớn đang tận dụng trong chiến lược kinh doanh của mình.



Mới lạ và thu hút

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Kinh doanh Nowzone đã cho biết, Trung tâm của ông đã từng áp dụng nhiều hình thức quảng cáo bao gồm: báo chí, truyền hình, tờ rơi... Tuy nhiên, chưa có một loại hình quảng cáo nào lại phát triển mạnh mẽ được bằng hình thức quảng cáo 3D, sau khi áp dụng, trung tâm này đã thu hút được nhiều người quan tâm hơn. “Khách hàng không cảm thấy đó là quảng cáo, họ như đang tham gia một trò chơi. Điều đó khiến thông điệp quảng cáo dễ đi vào tâm trí khách hàng hơn”, ông Trung cho biết.

Ông Robert Trần, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Clickcious, đơn vị triển khai dịch vụ quảng cáo 3D tương tác cho Nowzone, cho biết, chỉ sau 2 ngày triển khai, đã có hơn 10.000 lượt người quan tâm và tham gia trò chơi 3D tại Nowzone.

Quảng cáo 3D có nhiều hình thức khác nhau từ các trò chơi 3D trên máy, 3D chiếu trên sàn, cho tới hình thức quảng cáo 3D chiếu lên tường cao ốc. Hay loại quảng cáo 3D chiếu trên tường (Project building) được giới trong ngành đánh giá là vô cùng hoành tráng và tạo được ấn tượng nhanh nhất đối với người xem. Đây là lựa chọn của những thương hiệu mạnh, các công ty lớn. Hình ảnh 3D được chiếu trên tường những tòa nhà cao tầng, tạo ra những hình ảnh 3D sống động.

Cơ hội và thách thức

Quảng cáo 3D chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng với nhiều ưu điểm mà không phải loại hình quảng cáo nào cũng làm được.

Quảng cáo 3D còn có một lợi thế khác là tính linh động cao. Chẳng hạn, quảng cáo dầu gội Rejoice gần đây bị khách hàng phản đối do câu trả lời được cho là khiếm nhã của hoa hậu Mai Phương Thúy. Ngay sau đó hãng phải ngừng phát sóng dù đã tốn nhiều tiền cho người đại diện, nhóm quay clip, tiền mua sóng. Nếu là quảng cáo 3D, sau khi chạy 1 ngày, nếu nhận thấy phản hồi không tích cực, doanh nghiệp có thể thay đổi vài chi tiết hoặc hoàn toàn nội dung để tiếp tục chiến dịch của mình.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với quảng cáo 3D không phải là nhỏ. Dù đã phát triển khá lâu và thông dụng ở một số nước như Mỹ, Anh, Áo, Nga nhưng ở Việt Nam, quảng cáo 3D vẫn còn khá xa lạ. Nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng công nghệ 3D phải bỏ ra một nguồn chi phí cao nên còn e dè và vẫn lựa chọn các hình thức quảng cáo truyền thống trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí quảng cáo 3D tại Việt Nam có giá dao động chỉ khoảng 5.000-30.000 USD/tháng, thấp hơn việc thuê người nổi tiếng đóng quảng cáo.

Thêm vào đó, các thiết bị đầu cuối cho công nghệ này có chi phí cao hơn các hình thức quảng cáo thông thường. Xây dựng website 3D tốn kém hơn web thường rất nhiều, tivi 3D cũng đắt gấp nhiều lần so với tivi thường. Thị trường quảng cáo 3D cũng đứng trước một thách thức nữa. Đó là sự cạnh tranh của các đối thủ đến từ Trung Quốc. 

Theo dự báo của Công ty Truyền thông Saga, năm 2011 ngân sách cho quảng cáo của các công ty Việt Nam sẽ liên tục tăng từ 9-13% so với năm 2010. Do đó, cơ hội dành cho các nhà khai thác quảng cáo còn khá lớn song vấn đề là họ khai thác cơ hội này như thế nào mới đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Làm sao để quảng cáo tiết kiệm mà vẫn hiệu quả?

Một trong những thủ thuật quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp chính có một chính sách quảng cáo tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: “ngân sách cho quảng cáo là bao nhiêu sẽ là vừa đủ”? Hay “Tôi nên tiêu bao nhiêu tiền cho quảng cáo”?

Tuy câu trả lời rất đơn giản - “còn tùy”. Nghĩa là mỗi một lĩnh vực kinh doanh hay tầm mức quy mô khác nhau, mục tiêu tăng trưởng của từng doanh nghiệp là khác nhau sẽ đưa ra một nguồn ngân sách quảng cáo hoàn toàn khác nhau. Có thể khoảng 2%, 10% hay có thể trên 20% như trong lĩnh vực dược phẩm chẳng hạn.

Một số doanh nghiệp tính ngân sách quảng cáo tiết kiệm bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí sản phẩm (COGS), chi phí cố định (overhead), lương nhân viên, cùng với lợi nhuận mong đợi. Số tiền còn lại sau khi bị trừ hết sẽ chính là ngân sách chi tiêu cho quảng cáo. Cách tiếp cận này không phải là một ý kiến hay… Chẳng hạn, như nếu doanh nghiệp bạn có thêm một vài đối thủ cạnh tranh mới và họ chi nhiều tiền cho quảng cáo tiếp thị thì bạn cần phải gia tăng ngân sách tiếp thị để đảm bảo được mục tiêu, vậy thì lúc này doanh nghiệp của bạn sẽ rơi vào tình trạng lỗ vốn, khả năng thất bại cao.



Còn các doanh nghiệp muốn giảm thiểu ngân sách quảng cáo với quan điểm là “tiết kiệm được đồng nào thì lợi nhuận thêm đồng đó” thì hoàn toàn sai lầm, chính bạn đang kéo doanh nghiệp mình đi xuống. Người ta hay nói rằng “tiêu tiền để kiếm tiền”, vấn đề ở đây là phải làm sao để tiêu tiền một cách khôn ngoan và hiệu quả để giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu của tiếp thị cũng như kinh doanh.

Cách xác định ngân sách quảng cáo tiếp thị

Ngân sách quảng cáo tiếp thị thường được xác định dựa trên một trong bốn cách sau:

- Ngân sách quảng cáo tiết kiệm tương xứng với đối thủ cạnh tranh: cách xác định ngân sách này dựa trên lập luận “nếu sử dụng ngân sách thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp có thể có nguy cơ bị mất thị phần” giảm doanh số bán hàng và lợi nhuận.


- Xác định tỉ lệ nhất định: Lãnh đạo công ty nên đưa ra một nguồn ngân sách nhất định sau khi đã cân nhắc kỹ về nguồn lực công ty hiện tại, ngân sách quảng cáo những năm trước và các mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong năm nay.


- Theo tỉ lệ phần trăm của doanh số: ngân sách này được xác định bằng tỉ lệ % theo doanh số bán hàng. 


- Dựa trên kỳ vọng: phương pháp hoạch định ngân sách dựa trên kỳ vọng mà doanh nghiệp định hướng tới. 


Sau khi có được một con số tổng thể về ngân sách (ví dụ như bảng ở phía trên), doanh nghiệp cần phải cân nhắc về lĩnh vực kinh doanh để điều chỉnh ngân sách một lần nữa. Ví dụ, với các doanh nghiệp phi lợi nhuận hoặc của chính phủ thì ngân sách quảng cáo tiếp thị có thể giảm 1-2%, trong khi một số doanh nghiệp khác trong lĩnh vực B2B hoặc B2C thì có thể tăng 1-3%. Cá biệt, trong trường hợp lĩnh vực bán lẻ hoặc dược phẩm, ngân sách tiếp thị có thể cao đến 20%.

Ngoài ra, việc thăm dò ngân sách của đối thủ cạnh tranh, xác định mức độ cạnh tranh và vị trí doanh nghiệp trong ngành là cần thiết để có thể hoạch định ngân sách tốt hơn.