10 Nguyên tắc vàng để có được một TVC quảng cáo hay (Phần 1)
1. Quảng cáo tập trung vào một ý tưởng lớn
Hai nhãn hàng nước cam nổi tiếng của 2 "ông lớn" Pepsi và Coca-Cola trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và cả hai đều tập trung vào ý tưởng lớn nhất mà họ hướng tới chính là nhấn mạnh tép cam để người tiêu dùng thấy được lợi ích bổ dưỡng từ nước cam ép thực sự mà sự hiện diện của những tép cam tươi minh chứng sống động nhất mà họ thất được. Tuy nhiên, có thể thấy cách thể hiện trong quảng cáo của Twister hấp dẫn hơn hẳn với những hình ảnh của các chàng trai, cô gái dùng ống hút lớn cùng nhau hút các tép cam nằm dưới đáy chai. Splash bước vào đầu năm 2009 đã cố gắng lôi kéo người tiêu dùng ra khỏi sự trung thành với Twister bằng chiến dịch truyền thông rầm rộ của mình “Không phải tép cam nào cũng như nhau” với sự bảo chứng của nghệ sĩ Thành Lộc nhưng dường như chẳng thể nào đánh bại vị trí số 1 của Twister. Nhưng Coca-Cola và Minute Maid quyết tâm không bỏ cuộc trở lại với sự sự xuất hiện của nhãn hàng Teppy mà ngay cái tên cũng làm người tiêu dùng phải liên tưởng đến lợi ích của nhãn hàng. Có lẽ yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn, và bất ngờ nhất đó nằm ở ý tưởng quảng cáo “Tép cam của tôi đâu rồi?” đầy tính dí dỏm chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Trong khi đó, quảng cáo của Twister vẫn theo lối mòn cũ của “Sức sống từ tép cam tươi”.
Kết luận: đơn giản chính là nằm ở việc lên ý tưởng quảng cáo tập trung vào một ý tưởng lớn duy nhất và luôn luôn sáng tạo nó mới hơn.
2. Quảng cáo hứa hẹn những điểm khác biệt của nhãn hàng so với đối thủ cạnh tranh

Quảng cáo phải truyền thông đên được nhiều hơn ích. Nhưng nó phải phân biệt được lợi ích đó ra khỏi lợi ích mà đối thủ cạnh tranh đã hứa hẹn. Khẳng định sự độc nhất có thể nằm trong đặc tính vật lý của chính nhãn hàng (thí dụ như công thức sản phẩm) hoặc trong một giá trị nào khác liên kết mật thiết với nhãn hàng, mà đối thủ cạnh tranh không có được.
Cho dù lợi ích có độc đáo hay không thì ít nhất cách mô tả "lợi ích" sản phẩm phải đạt được sự độc nhất.
3. Quảng cáo lôi cuốn giới tiêu dùng mục tiêu
Quảng cáo không chỉ để khẳng định thương hiệu mà còn phải gây được ấn tượng ngay tức thì trong tâm trí khách hàng, khơi dậy sự quan tâm, nắm giữ và đào sâu mối quan tâm đó của họ. Nó moi ra sự đáp trả cảm xúc ưa thích bằng cách lôi kéo mối quan tâm của cá nhân người tiêu dùng, liên quan đến một như cầu hay một vấn đề được biết rõ và hứa hẹn sự thỏa mãn nhu cầu đó hoặc giải pháp cho vấn đề đó.
4. Quảng cáo thiết lập/phát triển mối quan hệ với người tiêu dùng
Mối quan hệ phải được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau. Tình huống được bày ra, phong cách thể hiện, nhân vật được mô tả, ngôn ngữ và giọng điệu phải được sử dụng… tất cả đều phải bộc lộ được sự thấu hiểu, và cả sự đồng cảm của nhãn hàng với giới tiêu dùng mục tiêu.
5. Quảng cáo đáng tin cậy – có vẻ trung thực
Những câu tuyên bố, các hình ảnh minh họa không được gây hiểu lầm. Chúng phải được người tiêu dùng hoàn toàn chấp thuận. Mặc dù cách trình bày có thể mang tính hài hước hoặc cường điệu, nhưng lợi ích cơ bản của nhãn hàng phải luôn được người tiêu dùng cảm thấy có thể đạt được.
0 nhận xét: