Đội ngũ làm phim truyền hình ở Việt Nam hiện nay rơi vào một thực trạng đáng báo động, đội ngũ làm phim thì đang thừa rất nhiều người làm, trong khi đó người giỏi lại vô cùng khan hiếm. Thực trạng này dẫn đến chất lượng làm phim làm thường yếu kém, đặc biệt là phim truyền hình.
Sự bùng nổ của các dòng phim truyền hình dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân sự làm phim thừa người làm nhưng thiếu người giỏi. Ngoài diễn viên, tổ chế tác... đoàn làm phim như đạo diễn, phó đạo diễn, thư ký trường quay, cho tới họa sĩ thiết kế, phục trang, hóa trang, âm thanh và ánh sáng…, những người trực tiếp tạo nên bộ phim họ là những người đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng phim. Thế nhưng, các đoàn làm phim Việt Nam hiện nay, thiếu sự chuyên nghiệp ở hầu hết các vai trò đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người trong nghề. Và điều gì khiến nghề làm phim truyền hình trở nên như vậy, và tìm cách khắc phục chúng nhé!
Bối cảnh phim truyền hình hiện nay có gì đáng nói?
Tay ngang vào nghề

Thư ký trường quay được xem là cánh tay phải "đắc lực" của người đạo diễn. Ở Việt Nam, bà Nguyễn Thu Vân - thư ký trường quay thuộc dạng “cây đa cây đề” trong giới làm phim truyền hình Việt, cho biết: “Nghề này chưa có trường lớp đào tạo, vì thế mà những người từ các ngành nghề khác rẽ ngang là chủ yếu và học từ thực tế công việc theo kiểu nghề truyền nghề mà thôi, đó cũng là cách phổ biến nhất hiện giờ”. Chị Du - một thư ký trường quay chia sẻ: “Tôi bắt đầu vào nghề bằng việc theo các đoàn phim đi quay rồi mò mẫm học hỏi những người đi trước thôi. Làm chừng vài ba phim, quen công việc là tôi đã có thể tự làm được rồi”. Theo nhìn nhận của các đạo diễn và thư ký trường quay, trên thực tế có đến hơn 70% người theo nghề này “đi lên” theo kiểu nghề dạy nghề và trong số đó có hơn phân nửa còn non nớt kinh nghiệm và không được đào tạo bài bản. Trong khi đó, ở các nước phát triển, những người ra làm phim truyền hình đều được đào tạo một cách bài bản, có chất lượng hơn hẳn.
Khi nhu cầu thị trường tăng nhưng nguồn cung không đủ đáp ứng đã tạo điều kiện cho nhiều người “gia nhập” vào nghề này dù chưa biết gì về nó. Một đạo diễn khác than thở: “Tôi không ít lần dở khóc dở cười khi thấy thư ký trường quay còn không biết đến rắc-co (raccord) phục trang, hóa trang, rắc-co diễn xuất… Hậu quả là làm cho cả đoàn làm phim mất nhiều thời gian để hoàn thành phim”...
Đây cũng chính là điểm yếu của các nhà làm phim Việt khiến chất lượng các bộ phim khó phát triển, mà chúng ta cần tìm cách khắc phục.
Ai cũng có thể tham gia
Nếu công việc đạo tạo diễn viên mấy năm gần đây đã có sự cải thiện hơn thì khi có sự tham gia của nhiều người đã được qua học hành, đào tạo bài bản tại trường lớp chính quy thì khi làm phó đạo diễn lại rất thiếu chuyên môn và kiến thức. Theo đạo diễn Võ Việt Hùng, phó đạo diễn phải là những người được học ngành đạo diễn ra, chưa có kinh nghiệm làm đạo diễn nên bắt đầu bằng công việc phó đạo diễn để có thể làm quen với nghề, tuy nhiên, thực trạng việc làm phim truyền hình ở Việt Nam lại chủ yếu là từ diễn viên hoặc một vai trò khác mà “nhảy vọt” lên làm phó đạo diễn.
Các khâu hóa trang, phục trang, họa sĩ thiết kế…trong đoàn làm phim cũng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên đội ngũ làm những công việc này lại cũng rơi vào tình trạng thiếu tính chuyên nghiệp trầm trọng.
Theo chuyên gia hóa trang Lilian Trần, nghề hóa trang cho phim ảnh không hề đơn giản như mọi người nghĩ, đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp, sau đó mới nói đến chuyện học hỏi thực tế... Trong khi đó, người thiết kế phục trang đòi hỏi phải theo ý tưởng kịch bản để thiết kế trang phục làm bật lên tính cách của nhân vật nhưng thực tế hiếm ai đã làm đúng được vai trò vì không có kiến thức, hiểu biết cặn kẽ về nghề.
0 nhận xét: