Màu sắc quảng cáo - tạo thương hiệu cho doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xây dựng thương hiệu nên bắt đầu bằng cách chọn màu sắc quảng cáo cho doanh nghiệp trước khi bắt đầu các khâu tiếp tiếp theo. Ví dụ như: Coca-Cola, McDonald, KFC chọn màu đỏ, trong khi Pepsi, Samsung, IBM lại chọn màu xanh... màu sắc này mang tính thương hiệu về sau này. Những công ty này hiểu rất rõ rằng việc sử dụng màu sắc quảng cáo thích hợp ngay từ đầu là yếu tố nền tảng để phát triển doanh nghiệp…

Để tạo ra hình ảnh tích cực nơi khách hàng …

Màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khơi dậy trí nhớ của khách hàng về sản phẩm của thương hiệu. Màu sắc còn khơi dậy cho người ta nhiều cảm xúc về nó, nhanh chóng truyền tải được thông điệp không giống bất cứ một phương tiện giao tiếp nào. Chính vì vậy, việc lựa chọn một màu sắc quảng cáo phù hợp cho công ty ngay từ bước khởi nghiệp là việc làm hết sức quan trọng khi xây dựng thương hiệu. Màu được chọn, phải trước sau như một, khi xuất hiện trên bất cứ tài liệu quảng bá nào của công ty như logo, bao bì sản phẩm, hay TVC quảng cáo thương hiệu thì màu sắc trước sau vẫn như vậy. Ngoài ra, lựa chọn màu cho công ty nên tính đến yếu tố tâm lý.



Những gợi ý dưới đây chỉ để bạn tham khảo

Màu xanh: nếu gam màu này khiến người ta phải liên tưởng đến trời và biển, tạo cảm giác thanh bình, nhẹ nhàng và truyền cảm hứng cho người sự tin tưởng và tính bảo đảm cao. 

Màu đỏ: Thì gam màu đỏ dường như kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim, khiến người ta thở gấp. Phản ứng nội tạng trong cơ thể khi tiếp xúc với gam màu đỏ thường khiến người ta năng nổ, mạnh mẽ và dễ bị kích thích hơn. Chọn màu đỏ dễ sẽ gây cho những người xung quanh một sự phản ứng say mê, dù không phải khi nào sự đáp ứng này cũng theo hướng thuận lợi. 

Màu xanh lá cây: Nhìn chung, gam màu thiên nhiên này bao hàm ý nghĩa về sức khỏe, tươi mát và êm đềm. Sắc thái đậm nhạt cũng có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn gam màu xanh lá cây đậm biểu trưng cho sự giàu sang và thanh thế, trong khi màu xanh lá cây nhạt lại thể hiện sự êm đềm.

Màu vàng: Cả Đông và Tây đều coi gam màu vàng tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời, thể hiện sự lạc quan, tích cực và ấm áp đến kỳ lạ. Ở mức độ đậm nhạt khác nhau tùy vào người cảm nhận, thì màu vàng lại thể hiện sự sáng tạo và sinh lực riêng. Mắt người ta thường nhận ra màu vàng trước tiên, cũng chính vì thế mà những sản phẩm có màu vàng thường dễ bắt mắt người mua hàng khi đặt trên kệ hàng cùng với các sản phẩm khác.


Màu tím: Màu thích hợp để lựa chọn làm thương hiệu cho những sản phẩm thuộc loại mang tính sáng tạo. Pha trộn giữa màu đỏ và xanh, màu tím kích thích điều huyền bí, và sự tinh vi, sự coi trọng yếu tố tinh thần, gắn liền với hoàng tộc cao quý. Màu tím nhạt kích thích niềm hoài cổ và tính đa cảm của người xem.

Màu hồng: Tín hiệu phát ra khiến cho người ta có một xúc cảm mãnh liệt. Màu hồng đậm thể hiện sinh lực, trẻ trung, vui nhộn và sự sôi nổi. Trong khi màu hồng nhạt tạo cảm giác dễ mến, càng nhạt càng lãng mạn.

Màu cam: Tạo cảm giác vui vẻ và cởi mở, dồi dào sức sống. Màu cam trộn giữa đỏ và vàng tạo cảm giác tập thể và thường gắn với tuổi thơ. Loại hàng hóa dành cho thị trường cao cấp, thích hợp cho dịch vụ y tế, khách sạn và các viện chăm sóc sắc đẹp dành cho phụ nữ.

Màu nâu: Thể hiện vẻ đẹp đơn giản, thuần túy, mộc mạc, bền bỉ và khá ổn định. Tuy vậy, màu nâu dễ tạo cho một số người cảm giác thiếu tích cực. Màu nâu liên quan đến màu của đất nên thích hợp cho việc sản xuất các loại xe tải và các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp.

Màu đen: Thể hiện tính nghiêm túc, táo bạo, đầy quyền uy và cũng rất cổ điển. Màu đen kịch tính và sự tinh vi, phù hợp với các sản phẩm đắt tiền nhưng cũng làm cho sản phẩm trông có vẻ nặng nề hơn thì phải.

Màu trắng: Màu này hàm chứa sự đơn giản và tinh khiết. Con mắt người nhận ra màu trắng là màu sáng nên sản phẩm mang màu trắng dễ nổi bật hơn cả. Màu trắng thích hợp cho các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi nhi đồng và liên quan đến sức khỏe của con người.

Việc lựa chọn màu sắc quảng cáo có thể mang tính thương hiệu suốt quãng thời gian phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thành công hay công còn phải dựa vào màu sắc của doanh nghiệp đó có thực sự thu hút khách hàng hay không.

0 nhận xét: